Chùa Bảo Phúc - Gia Bình - Bắc Ninh

Đổng Lâm, Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh, Bac Ninh, 790000
Chùa Bảo Phúc - Gia Bình - Bắc Ninh Chùa Bảo Phúc - Gia Bình - Bắc Ninh is one of the popular Landmark & Historical Place located in Đổng Lâm, Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh ,Bac Ninh listed under Landmark & Historical Place in Bac Ninh ,

Contact Details & Working Hours

More about Chùa Bảo Phúc - Gia Bình - Bắc Ninh

Kho sử đá chùa Bảo Phúc
Chùa Bảo Phúc tọa lạc trên một khu đất đẹp ở đầu làng, không gian thoáng đãng, xung quanh là cánh đồng rộng bao la, cây cối xanh tốt um tùm quanh năm tỏa bóng mát tạo cho cảnh Thiền thêm phần u tịch, thâm nghiêm.
Xưa thuộc xã Đổng Lâm, tổng Quỳnh Bội, huyện Gia Định, phủ Thuận An. Nay là thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú (Gia Bình). Chùa Bảo Phúc được nhân dân xây dựng từ lâu đời để tôn thờ Phật pháp, mong mang lại những điều tốt lành cho con người nơi đây.

Theo tài liệu ghi chép còn lại và các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa kia chùa có quy mô to lớn, bề thế với đầy đủ các hạng mục công trình đẹp đẽ, cổ kính gồm: Tiền đường, Thượng điện, Thiêu hương, Nhà tổ, Nhà mẫu, Nhà khách, Tam quan gác chuông. Trải qua thời gian, chiến tranh thiên nhiên tàn phá, ngôi chùa cổ không còn nguyên vẹn như xưa. Hòa bình lập lại, nhân dân địa phương với truyền thống yêu chuộng đạo Phật đã không ngừng hưng công tu tạo cho ngôi chùa ngày một quy mô khang trang. Về kiến trúc, chùa có bố cục mặt bằng theo kiểu chữ Đinh gồm tòa Tiền đường 5 gian nối với tòa Thượng điện 3 gian. Kết cấu kiến trúc gỗ trong các tòa được làm theo kiểu thức truyền thống, không chạm khắc cầu kỳ tinh xảo.

Trong chùa còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật quý như: Hệ thống tượng phật, kinh sách cổ, các đồ thờ tự, chuông đồng… Điều đáng chú ý, ở chùa Bảo Phúc còn bảo lưu được 4 bia đá khắc chữ Hán, xen Nôm rất có giá trị. Đó chính là nguồn tư liệu sử chân thực, có giá trị cao trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử của ngôi chùa và những nét văn hoá truyền thống của địa phương qua các triều đại lịch sử.

- Bia thứ nhất: Bia có tên: “Từ Phật chi bi”, được dựng vào năm Chính Hòa 10 (1689), do Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, khoa thi năm Kỷ Hợi, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Bồi tòng ngự sử đài, Đô ngự sử nhập thị Kinh diên, Hải Sơn tử, Nguyễn Văn Thực soạn. Đỉnh bia tạc hình búp sen nhô lên, mái bia kiểu đỉnh long đình, chữ khắc rõ ràng. Nội dung văn bia ca ngợi giáo lý nhà Phật, khuyến khích người làm việc thiện. Bấy giờ có Nguyễn Quý Công, tự Phúc Thắng, là người hiền từ, luôn giúp dân chúng, tôn sùng đạo phật, ai cũng khen là Bồ Tát xuất thế. Ông đã bỏ ra tiền của dựng nhà Thượng điện, Thiêu hương, Tiền đường. Sau dân làng tôn ông bầu làm hậu phật, hương hỏa muôn đời”.

- Bia thứ hai: Bia có tên “Sùng tu bi ký” được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), do Tiến sĩ khoa thi năm Đinh Mùi, người xã Hương Triện thuộc bản huyện, làm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, trí sĩ Hòa Mỹ hầu Nguyễn Kiên kính soạn. Nội dung ghi về việc lúc đó có ông Nguyễn Đình Bồi, tự Huệ Chính, vợ là Hoàng Thị Ấm, hiệu Diệu Trù người bản thôn, gia đình giàu có, thấy chùa Bảo Phúc bị hư nát sụt lún, bèn hưng công sửa sang xà cột tòa Thượng điện, Tiền đường, Tam quan. Đến tháng 3 năm sau lại đúc chuông lớn, khuyến khích thập phương hợp thành quả phúc…”.

- Bia thứ ba: Bia có tên “Hậu phật bi ký” được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Nội dung ghi chép về ông Hoàng Công Khôn, tự Quang Huy người bản thôn công đức tiền của cho dân làng, nên được bầu làm hậu phật, hương hỏa thờ cúng lâu dài.

- Bia thứ tư: Có tên “Hậu tự bi ký” được dựng vào năm Khải Định nguyên niên (1916). Nội dung ghi rằng: “Bấy giờ nhân dân trong xã có sửa sang Tổ đường (nhà tổ), công trình to lớn, chi phí tốn kém. Nay có bà Nguyễn Thị Nhậm người trong xã, bỏ ra tiền của công đức. Nên nhân dân đã bầu bà làm hậu tại chùa…”.

Thông qua những tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ trên bia đá chùa Bảo Phúc cho ta biết thêm những tư liệu quý giá về lịch sử xây dựng chùa, về các địa danh lịch sử, về cảnh quan đẹp đẽ của ngôi chùa cổ nằm cạnh con sông Móng. Cụ thể, vào thời Lê thế kỷ XVII chùa Bảo Phúc đã được xây dựng trên phần đất của xã Đổng Lâm, tổng Quỳnh Bội, huyện Gia Định, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc với quy mô rộng lớn. Ngôi chùa này có phong cảnh đẹp, xa xa là núi Thiên Thai, không gian khoáng đạt, thật là nơi phong cảnh hữu tình. Nơi hội tụ được những linh khí tốt đẹp của trời đất ban tặng. Nhưng do lâu ngày nên chùa Phật bị hư dột đổ nát, vào năm Mão, năm Hợi mới chiêu thợ khởi công, bỏ ra sức lực, sửa sang xà cột, thay đổi màu sắc, từ Thượng điện, Tiền đường đến Tam quan thay đổi đẹp đẽ, phong quang rõ rệt, cảnh trí mới mẻ. Tháng 3 năm sau (1828) lại đúc chuông lớn, khuyến khích thập phương khắp nơi tạo thành quả phúc.

Dựa vào nguồn tư liệu quý trên văn bia còn giúp ta hiểu thêm về truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử vẻ vang của vùng đất Gia Bình sản sinh ra nhiều bậc nhân tài tuấn kiệt cho vùng đất Kinh Bắc. Ngày nay, tên tuổi và công trạng của những vị quan này đều được lưu danh trong sử sách, điển hình như: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, khoa thi năm Kỷ Hợi, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Bồi tòng ngự sử đài, Đô ngự sử nhập thị Kinh diên, Hải Sơn tử, Nguyễn Văn Thực, người xã Đại Bái huyện Gia Bình. Tiến sĩ khoa thi năm Đinh Mùi, người xã Hương Triện thuộc bản huyện, làm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, trí sĩ Hòa Mỹ hầu Nguyễn Kiên...

Đồng thời, những tấm bia đá còn lại ở chùa Bảo Phúc chính là những di sản văn hóa vật thể, những trang sử vô cùng quý giá góp phần làm giàu thêm cho kho tàng di sản văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và cả nước ta nói chung. Chính những giá trị nổi bật đó, ngày 17-9-2013, chùa Bảo Phúc đã được UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 1034/QĐ-UBND và cấp bằng xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa.

Map of Chùa Bảo Phúc - Gia Bình - Bắc Ninh

OTHER PLACES NEAR CHÙA BẢO PHÚC - GIA BÌNH - BắC NINH