Chùa Thắng Phúc-Tiên Lãng- HP

Mỹ Lộc, Tiên Lãng, Hai Phong, 180000
Chùa Thắng Phúc-Tiên Lãng- HP Chùa Thắng Phúc-Tiên Lãng- HP is one of the popular Religious Organization located in Mỹ Lộc, Tiên Lãng ,Hai Phong listed under Religious Organization in Hai Phong , Landmark in Hai Phong , Historical Place in Hai Phong ,

Contact Details & Working Hours

More about Chùa Thắng Phúc-Tiên Lãng- HP

Thắng Phúc là một ngôi chùa lớn được nhà Lý xây dựng để an trấn vùng Duyên hải của Đại Việt. Đây là một công trình Phật giáo lớn toạ lạc ven dòng sông Văn Úc cạnh bến đò An Tháp, địa phận trang Mĩ Huệ thuộc Lộ Hồng Châu. Chùa được làm bằng gỗ lim cột lớn, lợp ngói mũi gồm 87 gian xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc rất kiên cố.
dsc_3897.jpgTrong khuôn viên chùa ngoài vườn tháp còn có 2 pho tượng cao 6 -7 mét đứng nhìn ra phía sông, dân thường gọi là tượng Đức ông. Chùa có hồ nước trong và nhiều cây xanh tạo nên vẻ đẹp thanh khiết và huyền ảo nới cửa phật. Sân chùa có tượng các loài thú dữ như voi, hổ, sư tử, cá sấu ... đang quỳ chầu thể hiện sự quy phục trước phật pháp. Nội điện có nhiều tượng quý và các đồ thờ đẹp, có giá trị nghệ thuật cao như cửa võng, câu đối, đại tự, hoành phi ... đứng trên đê cao nhìn xa thấy hàng trăm gian chùa hoà vào cây xanh bên dòng sông như dải lụa đào uốn lượn trông đẹp như một cung điện thu nhỏ chẳng khác gì cảnh tiên giới giữa trần gian.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất nước khi thịnh lúc suy chùa vẫn được giữ gìn, tu tạo. Từ thời Lý đến triều Nguyễn qua 62 đời các vị sư tổ trụ trì chùa vẫn được sửa chữa định kỳ thường xuyên, chiều chiều tiếng chuông chùa dóng dả ngân lên, bay xa như tiếng lòng của người dân quê hương luôn tần tảo lam lũ làm ăn, cầu xin đức Phật mọi sự tốt lành, chúng sinh an lạc.
Dưới thời Pháp thuộc, trụ trì chùa là sư tổ Tự Tâm Cẩn đã động viên tăng ni phật tử hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch. Được sư tổ giác ngộ các đệ tử thân tín. Lời sư tổ dạy: "Nước còn thì đạo còn, nước mất là đạo mất, nay vận nước lâm nguy đạo cũng lâm nguy. Phải cứu nước mới giữ được đạo" Người trẻ tuổi về tham gia bộ đội, du kích đánh giặc, người cao tuổi vào hội "Tăng già cứu quốc", ủng hộ kháng chiến, nuôi giấu, che chở cán bộ trong các trận càn quét, khủng bố của địch. 5 nhà sư là Hoà thượng Thích Thanh Lãng, sư ông Thích Quảng Tại, sư bác Thích Quảng Hợp, sư bác Thích Quảng Tuệ, Hoà thượng Thích Nguyên Uyển đã tham gia kháng chiến và anh dũng hy sinh, được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng là liệt sĩ. Hoà thượng Thích Nguyên Uyển cũng có 3 pháp tôn là liệt sĩ.
Thắng Phúc là ngôi chùa lớn hàng trăm gian ở ven sông trên bến dưới thuyền. Đây là một đầu mối giao thông quan trọng cả đường thuỷ và đường bộ. Chính vì vậy nếu để địch chiếm và lợi dụng chùa này để tập kết lực lượng, xây dựng đồn bốt, tạo bàn đạp tấn công vùng tự do miền duyên hải sẽ rất nguy hiểm cho chiến lược quân sự của ta. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, chấp hành lệnh của Uỷ ban kháng chiến tỉnh Kiến An và Liên khu 3, chùa Thắng Phúc phải tiêu huỷ, không cho quân địch làm nơi đồn trú. Quán triệt nhiệm vụ trên, các nhà sư đã tạo mọi điều kiện và tuyệt đối bảo đảm bí mật để lực lượng du kích vận chuyển rơm khô đưa vào quấn đầy các cột rồi đốt lửa. Chùa Thắng Phúc nghi ngút cháy hơn chục ngày đêm liền mà lửa vẫn chưa tàn. Người dân Mĩ Lộc nhìn cảnh chùa cháy mà lòng như lửa đốt, nhiều người đã bật khóc vì xót xa, nuối tiếc một ngôi chùa lớn, đẹp như một thiên đường nơi hạ giới đã có gần ngàn năm ở đất này nay không còn nữa. Nhiều tượng đồng, chuông đồng ở chùa đều hiến cho cách mạng để sản xuất vũ khí đánh giặc. Có thể nói đây là sự hy sinh cống hiến vô cùng lớn lao của các thế hệ chư tăng phật tử và người dân Mĩ Lộc đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thật hiếm thấy khi ở Hải Phòng có 9 nhà sư là liệt sĩ thì trên quê hương Mĩ Lộc, ở cùng một nơi sơn môn chốn tổ lại có 5 nhà tu hành đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Có thể nói đây là ngôi chùa số một trong cả nước có nhiều nhà tu tham gia chống Pháp và hy sinh, trên thân mình các nhà sư máu đào thấm đẫm áo cà sa. Đây không chỉ là niềm tự hào của một làng quê có truyền thống cách mạng mà còn là niềm tự hào của giới tu hành đã hy sinh thân mình cho dân tộc và đạo pháp.
1- Lịch sử chùa Thắng Phúc:
Tìm hiểu Thắng Phúc tự được xây niên đại nào? Ngày tháng năm khởi công và khánh thành không ai biết chính xác, các hồ sơ văn tự có liên quan không còn lưu giữ được. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: Khi các tôn giáo chưa du nhập vào nước ta, trong tâm linh người Việt cổ là đạo gia tiên, thờ tổ tiên, các cụ, ông bà với lòng thành tâm kính là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Chính vì vậy đạo lý thờ cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, bố mẹ chính là cái gốc của đạo làm người.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về đạo Phật với triết lý tu thiện, đoạn ác, con người sống phải biết yêu thương nhau. Từ khi du nhập vào Việt Nam, triết lý đạo Phật phù hợp với tâm linh người Việt cổ, được hoà nhập và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt tới triều Lý, đạo phật rất được quan tâm, không như thời Lê sơ có những ông Vua bạo ngược bày trò dóc mía trên dầu sư làm trò tiêu khiển như Vua Lê Long Đĩnh, ở làng xã bọn cường hào ác bá kiếm cớ đánh đập nhà sư.
Nhà Lý lên ngôi trải qua 8 đời Vua trị vì đất nước 227 năm, từ năm 1009 đến năm 1226. Đến đời Vua thứ 3 Lý Tam Đế tức Vua Lý Nhân Tông đất nước được thái bình, muôn dân trăm họ vui sống làm ăn, nghề canh nông phát triển, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ được khuyến khích mở rộng, triều đình rất quan tâm tới đạo Phật, dựa vào đạo Phật để trị vì đất nước. Các nhà sư được ân sủng, đạo Phật đã trở thành quốc giáo, chùa chiền được mở mang xây dựng. Nhiều bậc cao tăng có công với nước, với dân như Lý Quốc Sư, Nguyễn Minh Không ...
Theo sử chép, nhà Lý đã chi một trăm ngàn vạn quan tiền để xây dựng 1.000 ngôi chùa ở Việt Nam trong đó có chùa Thắng Phúc thuộc Hải Dương là lớn nhất vùng duyên hải, còn lại chủ yếu được xây dựng ở Bắc Ninh quê hương nhà Lý, phần nhiều làm trên đất Đình Bảng. Ngôi chùa lớn nhất thời nhà Lý là chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh. Chùa Phật Tích có hàng ngàn bảo tháp quanh chùa, trong đó có tháp Báo Thiên cao tới 42 mét, đứng ở Hoàng thành Thăng Long những ngày trời quang mây cũng có thể nhìn thấy. Chùa Phật Tích được coi là cái nôi của đạo Phật ở Việt Nam. Chùa Phật Tích nay chỉ còn dấu tích nhưng nó đánh dấu thời kỳ thịnh trị của nhà Lý và sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật ở nước ta.
Các công trình kiến trúc chùa chiền xây dựng từ thời Lý, từ đời Vua thứ 3 Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Thời kỳ này nhà Lý cũng xây dựng một ngôi chùa nhỏ và một tháp cao trên núi Đồ Sơn gọi là tháp Tường Long, vừa là nơi thờ Phật và cũng là nơi tháp canh vùng cửa biển. Chùa và tháp nay không còn nhưng các dấu tích xây đế móng tháp đều là gạch nung có niên hiệu Lý Tam Đế như ở chùa Phật Tích. Căn cứ vào các dấu tích về các ngôi chùa lớn xây dựng từ thời Lý, dựa vào bản dịch từ các bia ký ở chùa làng và dấu tích gạch xây đế móng chùa cũ có niên hiệu Lý Tam Đế để so sánh và nhận định chùa Thắng Phúc được xây dựng vào khoảng năm 1115 hoặc 1117, thời gian xây dựng từ 15 - 20 năm. Các triều đại sau đạo phật vẫn được mở mang và phát triển, nhất là đến thời Phật hoàng Trần Nhân Tông, đạo Phật ở Việt Nam đã có bước phát triển mới. Chùa Thắng Phúc bên đò An Tháp lại tiếp tục phát triển, hoàn thiện và trở thành ngôi chùa đẹp và lớn nhất của vùng Duyên hải Bắc bộ. Trong một bia ký chùa Thắng Phúc dựng ngày tốt tháng 10 năm Phúc Thái thứ 5 (1647) ghi: Tín sãi Đoàn Công Khanh tự Phúc Thuần và vợ Tín vãi Nguyễn Thị Doanh hiệu Từ Mỹ hiến 8 sào 5 thước xin cúng làm ruộng Tam Bảo, trước cúng cho bản thân được sống lâu, sau khi mất được thờ làm hậu Phật. (Trích trong văn bia: "Thắng Phúc tự bia ký - Bia chùa Thắng Phúc". Sách văn bia Tiên Lãng của Nhà xuất bản Khoa học - xã hội).
2- Bến An Tháp:
Bến đò An Tháp thuộc huyện Tân Minh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng tư năm Đinh Hợi 1527 Vua Lê Cung Hoàng sai bọn Tùng Dương Hầu Vũ Hữu, Lan Xuyên Bá Phan Đình Tá, Trung sứ Đỗ Hữu Đễ cầm cờ tiết mao, mang sách vàng, áo mũ thêu rồng đen, kiệu tía, quạt vẽ, tàn tía đến làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương tấn phong cho Mạc Đăng Dung làm An Hưng Vương giao thêm cho 9 thứ (Cửu tích). Mạc Đăng Dung đón tiếp tại bến đò An Tháp thuộc huyện Tân Minh". Bến đò An Tháp là tên chữ của bến Sứa ở Mỹ Lộc thuộc huyện Tiên Lãng ngày nay.
Bến An Tháp (Bến Sứa) trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp (1949 - 1953) địch nhiều lần càn quét, bắt cán bộ, du kích của ta đưa ra xử bắn bên cây gạo rồi hất xác xuống sông Văn Úc. Bến sông nay đã diễn ra nhiều sự kiện liên quan tới lịch sử và sự thăng trầm của quê hương đất nước. Ngày nay bến sông này là nơi tập kết, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
3- Tin tham khảo về chùa Thắng Phúc:
Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, đến thời Lý đạo phật đã trở thành quốc giáo. Chùa chiền mọc lên như nấm, các nhà sư rất được ân sủng của triều đình. Theo sử chép: Vương triều Lý đã chi một ngàn vạn quan để xây 1.000 ngôi chùa, phần lớn ở Bắc Ninh - Quê hương nhà Lý. Thắng Phúc là ngôi chùa lớn ở Mỹ Huệ, thuộc lộ Hồng Châu được nhà Lý xây dựng để trấn an vũng Duyên hải của Đại Việt. Sự ra đời của ngôi chùa này gắn với truyền thuyết ở họ Phạm khu 5 làng Mĩ Lộc có bà được vào cung đã có công nuôi Vua, chính bà là người đã gửi tiền vàng về quê hương để xây chùa Thắng Phúc.
Chuyện kể rằng ngày xưa có một bà họ Phạm thường cắt cỏ ở Bến Sứa, một hôm thấy có thuyền lạ trên sông, bà cất giọng hát câu thơ của Ỷ Lan Nguyên phi:
"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Trăm ngàn thảo mộc phải hàng tay ta"
Nghe có tiếng hát hay, Vua cho thuyền ghé bến, thấy một người con gái xinh đẹp lại có giọng hát mê hồn Vua đem lòng yêu mến và cho bà về cung. Từ ngày bà được vào triều, mỗi khi có người ở quê lên kinh đô đều đem theo hũ mắm cáy là đặc sản được nhà Vua khen ngon để làm quà dâng lên biếu bà. Bà lại cho tiền vàng vào hũ gửi về quê để xây chùa Thắng Phúc.
Truyền thuyết này không được sự đồng thuận của làng. Tại cuộc họp liên chi hội Người cao tuổi làng Mĩ Lộc và phật tử chùa Thắng Phúc tổ chức ngày 18 tháng 4 năm Canh Dần (1/6/2010) và cuộc họp ngày 10 tháng 6 năm 2010. xem thêm tại=>>http://chuathangphuc.com/vi/about/Gioi-thieu-ve-chua-Thang-Phuc/

Map of Chùa Thắng Phúc-Tiên Lãng- HP