Công ty Than Mạo Khê - TKV

Khê Mao, 123456
Công ty Than Mạo Khê - TKV Công ty Than Mạo Khê - TKV is one of the popular Political Organization located in ,Khê Mao listed under Corporate Office in Khê Mao , Engineering/construction in Khê Mao ,

Contact Details & Working Hours

More about Công ty Than Mạo Khê - TKV

Than ở Đông Triều mới được khai thác rải rác từ thời Minh Mạng (1820 - 1840) Triều Nguyễn.

Năm 1859, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật dâng sớ xin khai thác ở núi Yên Lãng xã Yên Thọ ngày nay. Đến thời Tự Đức (1846 - 1884); mỏ Mạo Khê bắt đầu được khai thác dưới hình thức “trưng khai” của một số thương nhân người nước ngoài như Trần Mục Thầu của người Trung Quốc và sau đó là Li-ri người Đức.
Năm 1888, Pháp ép triều đình nhà Nguyễn bán mỏ Đông Triều cho chúng.
Nắm trong tay quyền hành sử dụng, Pháp cắt nhượng mỏ Mạo Khê cho tên chủ đồn điền người Pháp có uy thế tên là Mác-ty.
Năm 1889, con rể Mác-ty là Sa-lê xin “khoáng quyền” và mở rộng khai thác khu lò phía Bắc nhà sàng hiện nay, trước gọi là lò Sa-lê.
Sau đại chiến thế giới thứ I (1914 - 1918), Pháp được xếp vào hạng các nước đế quốc thắng trận, nhưng nền kinh tế lại bị tán phá nặng nề. Để bù đắp lại những tổn thất đó, Pháp tăng cường bóc lột nhân dân lao động và vơ vét của cải ở các nước thuốc địa. Khu mỏ là miếng mồi béo bở nên bọn tư bản đua nhau xâu xé, chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt công ty khai thác mỏ ra đời.
Ngày 25-10-1920, Công ty than gầy Bắc Kỳ được thành lập do chủ nhà băng Đông Dương Fontaine đồng thời là chủ hãng độc quyền “rượu ty” là trưởng ban quản trị phạm vi khai thác là 2.488 ha đất mỏ Mạo Khê. Số vốn ban đầu là 15.000.000 Fơ-răng, khai thác 4 lò. Đến 1 tháng 1 năm 1933 số vốn tăng lên với 22.500.000 Fơ-răng.
Từ năm 1920-1925, Công ty than gầy Bắc Kỳ tiến hành thăm dò, 1925 đến 1927 tiến hành thiết kế kỹ thuật, từ năm 1927-1930 lắp đặt dây chuyền nhà sàng tuyể rửa 40 tấn/giờ, và một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh gồm 2 nhà máy điện, một lò giếng đứng hiện đại, nhiều đầu tầu toa xe, thiết bị mới cùng một bộ phận vận tải thủy gồm 1 tầu kéo và 20 xà lan. Các công việc mở mỏ của Công ty than gầy Bắc Kỳ (SAT) đến cuối năm 1930 gần như hoàn chỉnh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ với nước Pháp và các nước thuộc địa (của Pháp). Sản lượng than mỏ Mạo Khê cũng như các mỏ khác đều bị giảm sút, than ứ đọng không tiêu thụ được, hàng nghìn công nhân bị thất nghiệp…Các mỏ và những công ty nhỏ bé có nguy cơ bị phá sản.
Để cứu nguy, Công ty than gầy Bắc Kỳ và Công ty than Kế Bào, Công ty than Hạ Long, Công ty than Đồng Đăng và Công ty than Phấn Mễ thỏa thuận liên hiệp thành một Công ty mang tên: Công ty than Đông Dương, nhằm tập trung vốn, tạo thế lực kiếm thị trường tiêu thụ để vượt qua cuộc tổng khủng hoảng, Trước sự phá sản không gì cưỡng nổi, tháng 10-1930, Công ty than Đông Dương phải đình chỉ việc mở rộng kiến thiết, thu hẹp quy mô sản xuất. Đến năm 1931, than ứ đọng không tiêu thụ được lên tới 80.000 tấn. Do vậy, đến năm 1932, Công ty than Đông Dương buộc phải gán toàn bộ tài sản cố định cho ngân hàng Đông Dương và đến ngày 26-9-1933 công ty này rơi vào tay Ngân hàng Đông Dương. Cũng trong năm 1933, Ngân hàng Đông Dương sáp nhập vào Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T) là công ty khai thác than lớn nhất, có thế lực lớn nhất ở Đông Dương. Từ đó mỏ Mạo Khê thuộc về Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T).
Mỏ than Mạo Khê được phát hiện và khai thác dưới triều Nguyễn. Việc khai thác lúc đầu chỉ là “đào bới” những vỉa than lộ thiên. Điều kiện và kỹ thuật khai thác còn sơ sài, sản lượng than thu được không đáng kể.
Năm 1837, trong số các sản phẩm mà nhà Nguyễn mua được ở Bắc Kỳ, lần đầu tiên mua than mỏ. Cũng trong thời kỳ đó Bộ Công Sai vận chuyển 10 vạn cân than Đông Triều về kinh.
Dưới thời Pháp thuộc mỏ Mạo Khê được gọi là “mỏ nhà quê” vì 2 lẽ: một là nằm giữa vùng nông thôn bán sơn địa; hai là: chủ mỏ ít đầu tư trang bị kỹ thuật, trình độ khai thác lạc hậu và sử dụng nguồn nhân công quá rẻ mạt.
Trong những năm 1923-1929, sản lượng than ở mỏ Mạo Khê gần bằng sản lượng của Công ty than Đông Triều, chỉ chịu kém công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T), nhưng việc đầu tư thiết bị ở Mạo Khê rất hạn chế. Mọi công việc từ đào lò đá, khai thác vận chuyển đều làm thủ công, lò giếng sâu 40 m nhưng vẫn chưa được sử dụng năng lượng điện, vận chuyển than chủ yếu là đội gánh và đun xe khung sắt thùng gỗ.
Trong tổng số các lò của Pháp đã khai thác ở Mạo Khê chúng đều tập trung vào các vỉa “dễ ăn”. Nhiều lò chúng chỉ đào sâu 30-40 m lấy một số than tốt rồi bỏ đi. Gặp thời kỳ bán than không chạy (1929-1933), chúng đổ cả than cám vào lấp om-le.
Sản lượng than Pháp khai thác ở mỏ Mạo Khê năm 1913 là 62.000 tấn than năm 1925 lên 107.000 tấn và năm 1939 là năm sản lượng cao nhất của công ty than gầy Bắc Kỳ đã đưa sản lượng lên 150.000 tấn.
Tính đến năm 1945, bọn tư bản, chủ mỏ Pháp đã vơ vét trên 3.643.980 tấn than ở mỏ Mạo Khê, trong đó có 30% than củ và than don, mang lại món lời kếch xù cho bọn tư bản Pháp. Năm 1924, mỗi cổ phần của công ty than gầy Bắc Kỳ thu được 6 triệu Fơ-răng, nhưng chỉ một năm sau, mỗi cổ phần đã lên tới 9 triều Fơ-răng.
Quá trình khai thác than của những thương nhân người nước ngoài (những
năm đầu) và của tư bản người Pháp (tập trung lớn nhất là hai thời kỳ 1897-1913 và 1919-1929) ở Mạo Khê trở thành một trong những nơi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam.
Số công nhân mỏ Mạo Khê tính theo số thẻ phát (trong sổ sách) đến năm 1913 là 950 người, năm 1929 là 2.800 người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa năm 1929-1933 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thuộc địa, hàng hóa bị ứ đọng, công nhân bị sa thải…nên đến tháng 11-1936, số công nhân có thẻ ở Mạo Khê chỉ còn 2.407 người và đến năm 1937, có 4 người Tây và 2.540 người Á Đông.
Theo báo Lơ-tờ-ra-vay (Báo Lao động) thì công nhân mỏ Mạo Khê lúc này thường 2-3 người chung một thẻ, nên số lượng thức tế khoảng 4.500-5000 người.
Công nhân mỏ Mạo Khê phần lớn là những người của hai huyện: Đông Triều và Kinh Môn, một số “ăn cơm nhà đi làm sở” (tối về nhà với vợ con làm nông nghiệp); số khác chồng làm công nhân mỏ, vợ làm đồn điền Salle Mạo Khê; phần còn lại là người nông dân ở tỉnh Nam Định và Thái Bình bị bần cùng hóa ra làm công nhân mỏ. Họ ở tập trung trong các xóm thợ, vườn thông, chợ con, cống trắng, xung quanh phố và ở ngay tại các cửa lò, trong các lán thợ, trại của cai ký, ngay cạnh những công trường khai thác, mỗi lán có chừng 50-100 người.
Hình thành ở vùng nông thôn bán sơn địa, chế độ khai thác kiều thầu khoán; bởi vậy mỏ Mạo Khê nhiều công nhân “áo nâu”, sống ít tập trung, biến động theo thời vụ. Họ bị bọn địa chủ phong kiến đế quốc bóc lột trực tiếp nặng nề hơn, và có mối liên minh với nông dân chặt chẽ hơn so với công nhân ở một số nơi khác.
Sống trên khu đất “nhượng”, công nhân Mạo Khê phải chịu hai tầng áp bức bóc lột:
Bộ máy bạo lực của bọn thực dân chủ mỏ, được thiết lập tương ứng với hai thời kỳ:
- Thời kỳ dưới quyền của Công ty than gầy Bắc Kỳ (1920-1933) công nhân thường gọi là làm cho sở, chủ mỏ.
- Thời kỳ dưới quyền của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T) (1934-1945) công nhân thường gọi làm cho công ty.
Dưới thời của “Sở” (Công ty than gầy Bắc Kỳ) đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị, sau là các thành viên của hội đồng gồm những tên tư bản lớn có thế lực, góp cổ phần cùng đầu tư khai thác. Trụ sở của công ty tại quận 7 Paris thủ đô nước Pháp.

Trong bảng thống kê năm 1929 của Công ty than gầy Bắc Kỳ, toàn bộ nhân viên ngạch Pháp chỉ có 31 người, trong đó có cả thợ máy và đốc công chỉ có 12 người.
Ở một số cửa lò và những dây chuyền sản xuất thủ công được giao cho các chủ thầu là người Việt. Dưới chủ thầu còn có cai ký và trương tuần.
Thời kỳ mỏ Mạo Khê lọt vào tay Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T) tức thời kỳ công ty, bộ máy thống trị cũng như hệ thống tổ chức sản xuất không thay đổi nhiều, đứng đầu là tên chủ mỏ Hen-nơ-canh, sau ra Rit-sa. Mấy năm đầu, một số cửa lò chính khai thác dưới quyền trực tiếp của chủ mỏ người Pháp, sau đó, phần lớn nhân viên người Pháp đều rút về Hồng Gai và thay thế vào đó là những nhân viên, kỹ thuật khai thác lò (xu-va-giăng) và các chủ thầu khác người Việt.

- Quá trình hình thành và phát triển:
- Công ty than Mạo Khê thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nằm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trước tháng 8-1945 gọi là Mỏ Mạo Khê. Sau ngày hòa bình lập lại được gọi là Mỏ than Mạo Khê.
- Ngày 15 tháng 11 năm 1954 Mỏ than Mạo Khê được thành lập (là đơn vị thành viên của Công ty Than Uông Bí).
- Năm 1996 thành lập doanh nghiệp Nhà nước là Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số 2605/QĐ-TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp).
- Từ 10/2001 đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê (QĐ số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng Công ty Than Việt Nam.
- Từ 12/2005 đổi thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê - TKV (Quyết định số 2461/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của HĐQT Tập đoàn TKV).
- Từ tháng 8/2010 (thực hiện Quyết định của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Than Mạo Khê - Vinacomin.
- Từ ngày 01/8/2013 thực hiện Quyết định số 1172/QĐ-VINACOMIN ngày 01/7/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty than Mạo Khê - TKV (gọi tắt là Công ty Than Mạo Khê -TKV).
Công ty Than Mạo Khê có lịch sử khai thác trên 174 năm. So với các mỏ than hầm lò hiện nay, mỏ Mạo Khê có trữ lượng và quy mô khai thác lớn. Toàn Công ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu khai thác, vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Năm 2016, than nguyên khai thực hiện 1.750.000 tấn, bóc đất đá chuẩn bị sản xuất 752.000m3, mét lò đào mới 18.991m, tiêu thụ 1.537.000 tấn, thu nhập bình quân đạt 10,6 triệu đồng/người/tháng và lợi nhuận trên 22 tỷ đồng.

Map of Công ty Than Mạo Khê - TKV