TÒA THÁNH TÂY NINH

Toa Thanh Tay Ninh, Tay Ninh,
TÒA THÁNH TÂY NINH TÒA THÁNH TÂY NINH is one of the popular Recreation Center located in Toa Thanh Tay Ninh ,Tay Ninh listed under Religious Organization in Tay Ninh ,

Contact Details & Working Hours

More about TÒA THÁNH TÂY NINH

Tòa Thánh Tây NinhBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm
Tọa độ: 11°17′50″B, 106°08′08″Đ Tòa Thánh Tây Ninh là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo của đạo Cao Đài, nằm trên địa phận Thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam. Đây cũng là vùng Thánh địa thiêng liêng và nơi đặt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.


Tòa thánh nhìn ở bên ngoài.Mục lục [ẩn]
1 Lược sử hình thành
1.1 Chọn nơi Thánh địa
1.2 Những cơ sở đầu tiên của Hội Thánh
1.3 Hoàn thiện tạo tác
2 Khuôn viên Thánh địa
2.1 Chánh môn
2.2 Kiến trúc tổng thể
2.3 Hiệp Thiên Đài
2.4 Tượng Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh
2.5 Cửu Trùng Đài
2.6 Bát Quái Đài
3 Ý nghĩa văn hóa - du lịch
4 Xem thêm
5 Chú thích
6 Liên kết ngoài


[sửa] Lược sử hình thành[sửa] Chọn nơi Thánh địaĐạo Cao Đài chính thức làm lễ Khai Đạo vào ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức 19 tháng 11 năm 1926) tại chùa Gò Kén (tên chữ là chùa Từ Lâm, nay ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh). Lễ khai đạo kéo dài gần 3 tháng với sự gia nhập của nhiều tín đồ. Tuy nhiên, do có xảy ra sự việc náo loạn tại buổi lễ, nên vị trụ trì là Hòa thượng Như Nhãn đòi lại chùa. Các tín đồ phải quyên góp để tìm mua một mảnh đất để có thể xây dựng Tòa Thánh. Cuối tháng 2 năm 1927, họ đã chọn mua một mảnh đất và sau đó, tiếp tục khai khẩn thêm để mở rộng khuôn viên xây dựng Thánh địa Cao Đài, mà nay thuộc địa bàn xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

Việc khai khẩn ban đầu phải mượn danh nghĩa trồng cao su để tránh rắc rối với chính quyền thực dân Pháp. Vì vậy, trong khuôn viên Tòa Thánh hiện nay còn một số cây cao su là do việc này.[1]

[sửa] Những cơ sở đầu tiên của Hội ThánhCác cơ sở vật chất ban đầu của của Thánh địa ban đầu được xây dựng tạm bằng mái tranh vách đất, để có nơi làm việc và nghỉ ngơi cho các chức sắc. Ngày 16 tháng 3 năm 1927, Hội Thánh Cao Đài chính thức chuyển về Thánh địa.

Theo các tài liệu đạo Cao Đài, họ cho rằng toàn bộ thiết kế chi tiết của Tòa Thánh là do Thượng Đế giáng cơ bút ban cho. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, những mâu thuẫn trong các chức sắc nảy sinh, nội bộ của Hội Thánh rạn nứt, có một số chức sắc tách riêng ra lập chi phái, trở lại công kích Hội Thánh. Việc xây dựng Tòa Thánh không thể khởi công được, mà phải gác lại nhiều năm. Mãi đến tháng 10 năm 1931, Đầu Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ) đã đứng ra tổ chức khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái. Công việc không tiến triển nhiều do tài chính hạn hẹp, vì thế không lâu phải tạm ngưng.

Năm 1933, Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt chính thức khởi công xây dựng Tòa Thánh. Tuy nhiên cũng không tiếp tục được bao nhiêu do thiếu kinh phí. Không lâu sau thì ông qua đời.

Năm 1935, Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh vận động tiền của trong giới tín đồ, nhờ Kỹ sư Phan Hiếu Kinh từ Sài Gòn lên làm Cố vấn, nhờ đó xây dựng được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột đổ trần mái. Nhưng sau đó thì việc xây dựng cũng ngừng lại.

Ngày 14 tháng 2 năm 1936, Hộ pháp Phạm Công Tắc, bấy giờ là Chưởng quản Nhị Hữu hình Đài, nắm quyền lãnh đạo Hội Thánh, đã huy động 500 tín đồ tiếp tục khởi công xây cất Tòa Thánh. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu các tín đồ khác quyên góp tiền bạc, vật liệu, lương thực, gởi về Thánh địa để việc xây dựng tạo tác Tòa Thánh không bị gián đoạn.

Việc xây dựng được tiến hành liên tục trong hơn 4 năm và hầu như hoàn thành căn bản, chỉ còn phần tạo tác trang trí. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 6 năm 1941, chính quyền thực dân Pháp lo ngại trước các hoạt động của đạo Cao Đài, nên đã cho bắt giữ Hộ pháp Phạm Công Tắc, Khai pháp Trần Duy Nghĩa và một số chức sắc cao cấp khác đày đi Madagascar. Họ cũng cho quân lính chiếm đóng chiếm đóng Tòa Thánh làm nhà xe và chỗ ở cho lính Pháp, đuổi các chức sắc và công thợ ra khỏi Thánh địa.

Mặc dù đã hiện diện ở Đông Dương nhưng người Nhật khá bàng quang trước việc chính quyền Pháp tấn công vào cơ sở của đạo Cao Đài. Một số chức sắc cao cấp Cao Đài bị Pháp bắt giam, hầu hết các Thánh thất Cao Đài tại miền Nam Việt Nam đều bị buộc phải đóng cửa. Mãi đến tháng 2 năm 1943, họ mới can thiệp với chính quyền Pháp để mở lại Thánh thất Cao Đài tại Sài Gòn, đổi lại việc Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), người thay mặt Hộ pháp Phạm Công Tắc lãnh đạo các tín đồ Cao Đài, tập hợp các tín đồ Cao Đài hợp tác với quân đội Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng bán vũ trang Cao Đài mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp, dưới danh nghĩa được Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang Cao Đài liên minh với Nhật Bản để chống Pháp.

[sửa] Hoàn thiện tạo tácDo việc hợp tác này, người Nhật đồng ý cho các tín đồ tiếp quản khu Thánh địa. Tuy nhiên, do những biến cố chính trị dồn dập dẫn đến chiến tranh, nên việc hoàn thiện Tòa Thánh chưa thể tiếp tục. Thậm chí, các tín đồ Cao Đài phải treo cờ Trung Hoa Dân quốc để tránh bị quân Pháp phá hoại khi họ tái chiếm Đông Dương.[2]

Mãi đến ngày 30 tháng 8 năm 1946, để tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc chiến chống Việt Minh, chính quyền Pháp cho phép Hộ pháp Phạm Công Tắc trở về Tòa Thánh. Sau khi trở về Tòa Thánh, ông đã huy động số thợ trở lại để sửa chữa những chỗ hư hỏng của Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, rồi tiếp tục tạo tác cho đến ngày 24 tháng 1 năm 1947 thì Tòa Thánh được hoàn thành. Ngày 27 tháng 1, Hộ pháp Phạm Công Tắc làm lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, mãi 8 năm sau, Đại lễ Khánh thành Tòa Thánh và các cơ sở Đạo trong vùng Thánh địa mới được tổ chức vào ngày 1 tháng 2 năm 1955[3].

[sửa] Khuôn viên Thánh địaGiống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác trên toàn thế giới, kiến trúc bố cục Tòa Thánh Tây Ninh cũng chứa đựng những quan điểm triết lý, tôn giáo hoặc huyền học. Theo kinh sách Cao Đài, Tòa Thánh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian. Ngoài ra, tại Tòa Thánh còn có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Một số biểu tượng dễ nhận thấy tượng Ông Thiện - Ông Ác, tượng Hộ Pháp, v.v... Ngoài ra, các tín đồ Cao Đài tin rằng tất cả những biểu tượng như kích thước của các cột chạm rồng, các bậc trong Cửu Trùng Đài, các tượng đắp nổi trên trần, v.v... cũng giống như những lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp.

Toàn bộ khu Thánh địa Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích hơn 40km² có hàng rào bao bọc xung quanh, có gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ khác nhau như Tòa Thánh, Báo Ân Từ (Đền thờ Phật Mẫu tạm), các cơ quan Đạo, Bửu tháp chư Chức sắc cao cấp... Liên kết giữa những kiến trúc này là những con đường rộng thênh thang. Với diện tích to lớn như vậy, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới.

[sửa] Chánh môn
Chánh môn Tòa Thánh Tây NinhChánh môn là cửa chính và là cửa lớn nhất trong 12 cửa ra vào nội ô Thánh địa. Cửa này thường đóng và chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo.

Kiến trúc cổng đắp nhiều phù điêu, nổi bật với các biểu tượng Lưỡng long tranh châu, hoa sen và 3 cổ pháp: kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần. Bình Bát Vu là bình đựng thực phẩm của tăng ni Phật giáo dùng khất thực. Phất trần là chổi quét bụi hồng trần, tượng trưng Tiên giáo. Kinh Xuân Thu là do Khổng Tử viết, được chọn làm cổ pháp tượng trưng cho Nho giáo. Ba cổ pháp trên để nói lên sự đồng nguyên của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo trong giáo lý Cao Đài.

Trên Chánh môn có đắp nổi chữ "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ" bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới. Ngoài ra có chữ "TÒA THÁNH TÂY NINH", ghi năm 1965 và Ất tỵ. Hai bên trụ cổng có đôi câu liễn bằng chữ Hán nói lên tôn chỉ của đạo Cao Đài:

“ CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI CAO ĐÀI CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.
Tạm dịch:

Đấng Chí Tôn ở trên cao hơn hết, Đạo lớn hòa bình hướng tới dân chủ.
Trước đài tôn thờ Đấng Cao Đài, cùng chung hưởng quyền tự do. ”

Hai chữ đầu của đôi liễn cũng hợp lại thành chữ Cao Đài.

Từ Chánh môn có con đường dẫn thẳng hướng Đông, qua khuôn viên trung tâm Đền Thánh. Tại khuôn viên này có 3 Bửu tháp của Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng sanh Cao Hoài Sang, được chạm đắp nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế. Trước Đền Thánh là một sân rộng gọi là Đại Đồng Xã với thảm cỏ xanh, với tượng Thái tử Si Đạt Ta ngồi trên lưng ngựa đi tìm đạo. Tiếp theo là Cửu Trùng Thiên (nơi đặt di cốt của các chức sắc Cao Đài được phong từ bậc Tiên trở lên để hành tang lễ) có hình bát quái với 9 bậc và được sơn ba màu vàng, xanh, đỏ. Gần đó là cây Bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống Phật giáo Srilanka, tặng cây con chiết từ cây Bồ đề ở Chùa Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ cho Tòa Thánh năm 1953.

Cách cội bồ đề vài thước có cột phướn cao 18m. Trên đỉnh cột là lá phướn dài 12m và rộng 1,2m. Phía trên màu vàng thêu Lưỡng long triều nhựt (Hai con rồng chầu mặt trời). Thân phướn có ba sọc vàng, xanh, đỏ. Ở giữa vùng xanh có hình Thiên Nhãn, Cổ Pháp Tam giáo và sáu chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ bằng chữ Hán. Hai bên thân phướn có 12 thẻ vải tượng trưng cho Thập Nhị Khai Thiên, phía dưới thân phướn có 9 thẻ vải tượng trưng cho Cửu Thiên Khai Hóa.

Hai khán đài một ở phía Đông gọi Đông khán đài, và một ở phía Tây gọi là Tây khán đài, là nơi để tín đồ hành hương và du khách về xem rước Cộ mẫu vào 2 kỳ Đại lễ mỗi năm. Vào dịp Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Cung rằm tháng 8, đây còn là nơi trưng bày những gian triển lãm của tín đồ các châu đạo về dự lễ.

[sửa] Kiến trúc tổng thể
Tòa Thánh Tây Ninh nhìn ngangTheo thiết kế ban đầu, kích thước Tòa Thánh được quy định dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8 m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa Thánh, tín đồ khi đó còn nghèo, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m[4]. Theo quan niệm của các tín đồ Cao Đài, thiết kế và kích thước Tòa thánh do Đức Giáo tông Lý Thái Bạch giáng cơ quy định theo hệ mét; tuy nhiên về sau được Đức Chí Tôn giáng cơ quy định lại theo hệ thước ta (thước mộc) nên quy đổi ra kích thước như trên[5].

Tổng thể Đền Thánh mang hình tượng Long Mã bái sư. Mặt tiền Đền Thánh như đầu Long Mã nhìn thẳng về phía Tây, là khu vực Hiệp Thiên Đài. Hai lầu chuông và trống vươn lên như hai sừng nhọn. Nằm giữa hai lầu chuông trống là tòa nhà lầu với tầng trệt có tên Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã hả ra. Tầng hai có tên Phi Tưởng Đài, như cái trán với 2 cửa được coi như hai con mắt. Phần thân Long Mã là khu vực Cửu Trùng Đài, nối tiếp theo Hiệp Thiên Đài. Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Đền Thánh, phần đuôi của Long Mã, hướng thẳng về phía Đông[6]. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 112 cây cột tròn để chống đỡ mái hiên nơi hành lang. Tính tổng cộng ở tầng trệt Tòa Thánh, cả bên trong và bên ngoài, có tất cả 156 cây cột lớn nhỏ.

Xung quanh vách của Đại điện có những khung cửa sổ được trang trí bằng họa tiết hoa sen đỡ một khung hình Thiên Nhãn chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra. Toàn thể vách xung quanh Linh Tiêu Điện (Đại điện Tòa Thánh) có tất cả 23 ô hoa sen có hình Thiên Nhãn, cộng với biểu tượng Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía trước Tòa Thánh, tổng cộng 24 Thiên Nhãn. Ngoài lối vào chính qua Tịnh Tâm Điện, có cả thảy 6 lối vào phụ, hai bên có tượng Kim Mao Hẩu.

Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê tông cốt tre.

[sửa] Hiệp Thiên Đài
Cao Đài Tam Thánh. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh KhiêmHai bên lối vào Đền Thánh là Lầu chuông (bên trái) có tên là Bạch Ngọc Chung Đài và Lầu trống (bên phải) có tên là Lôi Âm Cổ Đài. Cả hai lầu đều cao 27 mét, có 6 tầng với chiều cao khác nhau, có mái ngắn phân chia các tầng.

Bạch Ngọc Chung Đài phía dưới có lắp ô thông gió, tạo hình chữ "CAO" bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, trên đó có 4 chữ "Bạch Ngọc Chung Đài" bằng chữ Hán. Tầng trên có đắp tượng Quyền Giáo tông Lê Văn Trung mặc Đại phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm quyển Thiên Thơ. Trong lầu có treo một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Đỉnh lầu dưới cột thu lôi có tạc tượng cái hồ lô, tượng trưng bửu pháp của Lý Thiết Quả, được cho là tiền kiếp của Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung).

Lôi Âm Cổ Đài phía dưới có lắp ô thông gió, tạo hình chữ "ĐÀI" bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, trên đó có 4 chữ "Lôi Âm Cổ Đài" bằng chữ Hán. Tầng trên có đắp tượng Nữ Đầu sư Hương Thanh mặc Đại phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm nhánh bông, tay trái xách giỏ hoa. Trong lầu có treo một cái trống lớn gọi là Lôi Âm Cổ. Đỉnh lầu dưới cột thu lôi có tạc hình giỏ hoa lam là bửu pháp của Long Nữ, thị giả của Quan Thế Âm, được cho là tiền kiếp của Nữ Đầu sư Hương Thanh.

Khu vực lối vào chính có tên là Tịnh Tâm Đài, phía trước có đúc 4 cột trụ gọi là cột Long Hoa. Mỗi bên có hai cột song song, một đắp hình rồng đỏ (LONG), một đắp hình hoa sen (HOA), chạm trổ rất tinh vi, màu sắc rực rỡ, tượng trưng Đại hội Long Hoa, một giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa của nhân loại. Để vào Đền Thánh, người ta phải bước qua năm bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và năm bước tiến hóa của nhân loại theo quan điểm của đạo Cao Đài: Người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Phía giữa lối vào là một bức họa, trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm một cán cân đặt trên quả địa cầu, gọi là hình tượng Cân Công Bình, tượng trưng cho công lý phán xét công tội của con người trước khi được chuyển kiếp tiến hóa. Phía bên phải lối vào là tượng ông Thiện, mình mặc giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm đại đao nhưng gương mặt hiền từ, tượng trưng cho điều thiện (chánh tâm). Phía bên trái lối vào là tượng ông Ác, cũng mặc khôi giáp, nhưng gương mặt dữ dằn, một tay cầm búa, một tay cầm Ngọc ấn tỷ phù, tượng trưng cho điều Ác (vọng tâm).

Phía trên Tịnh Tâm Đài có một bao lơn xây hình bán nguyệt, có tên là Vinh Dự Công Lao Chi đài, còn gọi là Đài Danh dự, Bao Lơn Đài, Bán Nguyệt Đài, hay Lao Động Đài, đắp hình tượng 8 nghề trong xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. Phía trên 2 ô cửa đắp nổi 2 chữ Hán là Nhân (bên phải) và Nghĩa (bên trái).

Một lá đạo kỳ thường được treo ngay giữa bao lơn, gồm 3 phần: phần màu vàng trên cùng, thêu 6 chữ Hán "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ", phần giữa màu xanh thêu hình Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam Giáo (kinh Xuân Thu, cây Phất Chủ, bình Bát Vu), phần dưới màu đỏ và để trơn.

Trên Lao Động Đài là Phi Tưởng Đài hay Thông Thiên Đài. Phía ngoài được đắp nổi biểu tượng Thiên Nhãn. Trên cao có tượng Phật Di Lặc ngồi trên lưng cọp và tòa sen. Biểu tượng con cọp tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.

Qua 5 bậc thềm của lối vào chính của Tịnh Tâm Đài là khu vực Tịnh Tâm Điện. Phía trước là bức tranh Tam Thánh Cao Đài đang ký Thiên Nhơn hòa ước, do Họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ năm 1947.

Tầng trên của Tịnh Tâm Điện là lầu Hiệp Thiên Đài. Nơi đây có lập bàn thờ 15 vị chức sắc cao cấp nhất của Hiệp Thiên Đài là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và 12 vị Thời Quân. Nơi đây mở ra khu vực bao lơn của Bán Nguyệt Đài.

Phía trên lầu Hiệp Thiên Đài là Phi Tưởng Đài, còn gọi là Thông Thiên Đài. Trước kia, lầu này được gọi là Tiêu Diêu Điện. Đây là nơi mà Giáo tông và Hộ pháp cầu cơ bút thông công với các Đấng Thiêng liêng.

[sửa] Tượng Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng SanhGian trong của Đền Thánh gọi là Bửu điện, hoặc Đại điện. Phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là cốt tượng của 3 vị chức sắc cao cấp nhất của Hiệp Thiên Đài là Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng sanh Cao Hoài Sang đứng trên 3 tòa sen, đặt trên 3 cái đôn. Tượng Hộ pháp Phạm Công Tắc ở giữa, mặc giáp cổ, đứng trên tòa sen giữa có bậc cao nhất, tay cầm roi Kim Tiên, phía sau đắp nổi chữ Khí lớn bằng Hán tự. Tượng Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư ở phía bên phải tượng Hộ pháp, mặc Đại phục, tay mặt cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi, phía sau là cây phướn Thượng phẩm. Tượng Thượng sanh Cao Hoài Sang ở phía bên trái tượng Hộ pháp, đứng trên tòa sen, mặc Đạo phục, tay phải cầm cây Phất Chủ, tay trái nắm xâu chuỗi Từ Bi, sau lưng thì giắt Thư Hùng kiếm, phía sau là cây phướn Thượng sanh. Trên 2 cột hai bên chữ KHÍ có đôi liễn bằng chữ Hán:

“ PHẠM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp,
MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Nghĩa là:

Phật dạy tùy thời kỳ mà cứu độ người đời thi hành theo Chánh pháp,
Quyền lực của cửa Đạo định ra thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền. ”

Một biểu tượng Thất Đầu Xà (rắn 7 đầu), thân mình quấn vào cả 3 cái đôn, đuôi rắn quấn tròn vào đôn tượng Thượng sanh, thân quấn vào đôn tượng Thượng phẩm. Riêng 7 đầu rắn đều có ghi Hán tượng trưng cho Thất tình của con người, tạo thành một hệ bệ đỡ và lưng tựa sau lưng tượng Hộ pháp.

Theo các tín đồ Cao Đài, Hiệp Thiên Đài do Hộ pháp chưởng quản, tượng trưng ý thức. Tượng Hộ pháp phải mặc áo giáp bởi vì ý thức của con người lúc nào cũng phải đối mặt với những cuộc chiến trong tư tưởng, nhất là cuộc chiến với những yếu tố tâm lý của chính bản thân, làm cho con người rối loạn, không sáng suốt từ đó dễ gây ra tội lỗi. Tượng Hộ pháp đứng trên ngai Thất Đầu Xà ngụ ý hướng dẫn tín đồ luyện tập tư tưởng của mình. Chân Hộ pháp đứng bên trên 4 đầu rắn có chữ Nộ (hờn giận), Ai (buồn), Ố (oán ghét), Dục (ham muốn) tượng trưng cho 4 tính xấu cần chế ngự, và lưng tựa vào 3 đầu rắn hướng lên tức 3 tính tốt cần nuôi dưỡng là: Hỉ (vui mừng), Ái (thương xót), Lạc (vui vẻ).

Phần dưới 3 bệ tượng Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh là 5 bậc thềm hình bán nguyệt, gọi là Ngũ Lôi Đài, dành cho Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ Đức Chí Tôn.

[sửa] Cửu Trùng ĐàiPhần giữa Bửu điện là khu vực Cửu Trùng Đài, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài.

Khu vực này có 18 cột trụ phân làm 2 bên, được trang trí hình rồng, chạm khắc tinh xảo. Các hàng cột trụ này hợp với nền điện, phân khu vực Cửu Trùng Đài thành 9 gian, mỗi gian có cao độ chênh nhau 18cm, gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, còn là khu vực hành lễ của mỗi phẩm cấp tín đồ trong Cửu Trùng Đài.


Quang cảnh bên trong Chánh điện Tòa Thánh. Vị trí thang cuốn chính là Giảng đài.Ở vị trí các cột trụ hàng giữa là Giảng Đài, nơi có cầu thang cuốn và bao lơn, là nơi chức sắc đứng để giảng đạo cho các tín đồ.

Ở 3 gian cuối khu vực Cửu Trùng Đài có đặt 7 ghế chia làm tam cấp, giành cho 7 vị chức sắc cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài:

Cao nhất là ghế của Giáo tông chạm hình rồng.
Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng pháp chạm hình phụng.
Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị Đầu sư chạm hình lân.
Toàn bộ khu vực Cửu Trùng Đài lợp ngoài màu đỏ. Phía trên gian cuối phần mái Cửu Trùng Đài có một đài cao 17m, gọi là Nghinh Phong Đài, phần dưới hình vuông, phần trên hình vòm mang nửa quả địa cầu, trên có tượng Long Mã mang Hà Đồ chạy về hướng Tây, quay đầu về hướng Đông, hàm nghĩa “Đạo phát ư Đông, di ư Tây, phản hồi ư Đông” (Đạo xuất phát từ phương Tây, truyền qua phương Tây, rồi cũng trở về phương Đông).

[sửa] Bát Quái ĐàiKhu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Đền Thánh, phần đuôi của Long Mã, hướng thẳng về phía Đông[6].

Gian này có 8 cột trụ rồng xếp thành Bát quái. Giữa là quả Càn Khôn lớn tượng trưng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu xung quanh là 3072 vì sao tượng trưng 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ bài vị Tam Tông Chơn Giáo, Tam Trấn, Ngũ chi.

[sửa] Ý nghĩa văn hóa - du lịchLà Thánh địa lớn nhất của tôn giáo Cao Đài, hàng năm Tòa Thánh Tây Ninh thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan và các tín đồ hành hương. Kiến trúc độc đáo, phối hợp giữa quan điểm triết học Đông - Tây, Tòa Thánh Tây Ninh thể hiện một sự tổng hợp của nhiều yếu tố tâm linh một cách dung hòa. Quy hoạch Thánh địa được tổ chức chặt chẽ, khoa học, kiến hợp giữa kiến trúc nhân tạo cũng như cảnh quan tự nhiên, tạo nên nét thoáng đãng, thích hợp cho những ai tìm kiếm sự bình thản tâm hồn.

Một năm 2 dịp Đại lễ Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Cung rằm tháng 8, Thánh địa là nơi tổ chức lễ hội thu hút nhiều tín đồ và du khách dự lễ. Khu vực xung quanh Thánh địa quy tụ rất đông tín đồ sinh sống, với nết sống thanh tịnh, được xem là một trong những nơi có tỷ lệ người ăn chay lớn nhất nước, thậm chí trên cả thế giới.

Trước khi Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng, vùng này chỉ là nơi hoang vắng biên viễn của Việt Nam. Dưới con mắt quy hoạch và bàn tay xây dựng của các tín đồ, vùng đất này nhanh chóng phát triển thành một trong những vùng dân cư sầm uất nhưng vẫn giữ được nét chất phác của những nhà khai khẩn Việt Nam. Do vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 100km với đường xá giao thông thuận lợi, Tòa Thánh Tây Ninh còn là vị trí chiến lược về quân sự cũng như kinh tế, kiểm soát một trong những tuyến giao thông cửa ngõ của thành phố này.

[sửa] Xem thêmThánh thất Cao Đài
Thánh thất Đa Phước, Đà Lạt
[sửa] Chú thích1.^ Hương Hiếu, "Ðạo sử", quyển I trang 25.
2.^ Đức Nguyên, "Cao Đài tự điển", dẫn theo tài liệu của ông Lê Minh Dương, cựu quản gia Địa Linh Động - Thiên Giác Cung của Tòa Thánh.
3.^ Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, ngày 16 tháng 2 năm 1956, Hộ pháp Phạm Công Tắc phải rời Tòa Thánh lưu vong sang Campuchia trước áp lực của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Tòa Thánh Tây Ninh.
4.^ Từ Bạch Hạc, "Tìm hiểu đạo Cao Đài qua kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh", 2005. Chương III, phần 2.
5.^ Nguyễn Văn Hồng, "Cao Đài Từ điển".
6.^ a b Từ Bạch Hạc, "Tìm hiểu đạo Cao Đài qua kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh", 2005. Chương III, phần

Map of TÒA THÁNH TÂY NINH